Tác dụng của tinh dầu Đại Bi
Đại bi còn có tên gọi khác: Từ bi xanh, mai hoa não, cây cúc tần, long não hương, mai hoa băng phiến… Tên khoa học là: Blumea balsamifera (L.) DC., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Cây Đại bi có thân nhỏ, lá màu xanh, mọc so le, phiến lá có lông. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hoặc ở ngọn, gồm nhiều đầu, mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Có thể dùng lá non và búp để chưng cất thành Mai hoa băng phiến – một vị thuốc quý của Y học cổ truyền.
Theo Y học cổ truyền, cây Đại bi có vị cay, đắng, tính ấm; có công dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tiêu ứ. Mai hoa băng phiến có vị cay, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng khai khiếu, tịch uế, chỉ thống; tiêu đờm, sát trùng.
Theo Y học hiện đại, cây Đại bi có chứa tinh dầu và các hoạt chất: Vitamin C, Protit, lipit, xenluloza, caroten, Fe. Lá cây Đại bi chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, L-camphor, acidmyristic, aicd palmitic, limonen và sesquiterpen alcol. Borneol là thành phần chính trong tinh dầu Đại bi- một chất có tinh thể óng ánh và có màu trắng như hoa mai, nên còn có tên gọi là Mai hoa băng phiến.
Bài thuốc chữa bệnh từ tinh dầu Đại bi
Bài thuốc điều trị lở ngứa, bị thương sưng đau: Lá cây Đại bi rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Bạn có thể dùng để rửa chỗ đau hoặc giã lá Đại bi và đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc trị sâu răng: lá Đại bi và phèn trộn đều với nhau rồi đắp vào chỗ đau
Bài thuốc chống viêm, giảm đau, giảm nhiệt miệng: Mai hoa băng phiến, Bằng sa, Huyền minh phấn, Chu sa. Tất cả nghiền thành bột mịn. Dùng bột thổi vào họng, hoặc bôi vào chỗ đau. Sau khi bôi thuốc, nước bọt sẽ tiết ra nhiều, ngậm vài phút sau đó nhổ nước bọt đi.
Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Chưa kể đến dược liệu nguồn gốc không rõ ràng, cách bào chế thủ công không thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất, do đó khó mang lại kết quả như mong đợi. Do đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh không nên chế biến, thay vào đó nên lựa chọn các sản phẩm được bào chế theo công nghệ hiện đại và có nguồn gốc dược liệu rõ ràng.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo – tiêu ứ, giảm nhiệt miệng tức thì từ tinh dầu Đại bi và các thảo dược quý
Nước súc miệng dược liệu An Thảo là sự kết hợp của tinh dầu Đại bi và 4 thảo dược nổi tiếng trong điều trị bệnh răng miệng: tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Long não, Lá lấu, Cau… Với nguồn gốc 100% thiên nhiên, không chứa cồn, paraben, Nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp: tạo lớp màng bao phủ vết loét, ngăn vi khuẩn xâm nhập và gây viêm loét nặng hơn, đồng thời tái tạo niêm mạc miệng tại điểm bị tổn thương. Từ đó giúp giảm đau xót và nhanh lành vết loét.
Với ưu điểm 100% thảo dược, không cồn, không paraben, nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp: làm sạch và khử mùi khoang miệng; Săn se lợi, chắc răng, ngừa sâu răng, viêm lợi; Dùng cho các trường hợp Sưng lợi, chảy máu chân răng, đau răng, nhiệt miệng, hôi miệng; Dùng được cho phụ nữ có thai
Với cơ chế tác động đa chiều, nước súc miệng dược liệu An Thảo có TÍNH NĂNG TRỊ LIỆU HIỆU QUẢ:
– Tạo tủa với protein trong khoang miệng: giúp loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn và các thức ăn thừa, đặc biệt ở những điểm khó làm sạch như kẽ răng. Từ đó giúp làm sạch khoang miệng.
– Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc lợi, men răng và những điểm bị tổn thương, ngăn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và gây viêm loét nặng hơn
– Giảm đau nhanh chóng nhờ tác dụng gây tê dây thần kinh cục bộ.
– Sát khuẩn, tiêu ứ, chống viêm, chống nhiễm trùng.
– Tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương và các tổn thương răng miệng.
Theo khuyến cáo, với người có bệnh lý răng miệng, nên súc miệng 3 lần/ngày với nước súc miệng dược liệu An Thảo, người phòng bệnh răng miệng nên súc 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.