Mục lục
Thực phẩm nên ăn giúp giảm nhiệt miệng
– Rau má: Rau má có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Hoạt chất Triterpenoids trong rau máu có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, làm lành vết loét, ngăn ngừa nhiệt miệng.
– Sữa chua: Trong sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus – một loại lợi khuẩn có khả năng kìm hãm và chống lại các vi khuẩn có hại trong khoang miệng từ đó giúp giảm tình trạng viêm loét.
– Cà rốt: Cà rốt có chứa beta-carotene, đây là tiền chất của Vitamin A có tác dụng đào thải gốc tự do và chống oxy hoá, nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chữa loét miệng rất tốt. Bạn có thể ép cà rốt lấy nước để sử dụng rất tốt ngoài ra cà rốt ép cùng với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng.
– Trà đen: Chất tanin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau, giảm sưng viêm do nhiệt miệng. Ngoài ra trà đen còn các polyphenol giúp ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng, cản trở sự phát triển của các enzyme vi khuẩn, tạo thành chất kết dính kết dính mảng bám trên răng.
– Canh rau ngót: Theo y học cổ truyền, rau ngót là loại rau xanh có tính mát, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, sinh cơ… Rau ngót chưa nhiều chất dinh dưỡng nên khi sử dụng sẽ cung cấp cho bạn lượng vitamin C, chất xơ và các khoáng chất như canxi, phospho sẽ góp phần chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Rau má – một trong những thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng nên tránh các thực phẩm nào?
– Đồ ăn chua: các loại trái cây như cam, chanh, bưởi… đều cung cấp nguồn vitamin C dồi dào để tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng đối với người khi có vết loét trong miền thì hàm lượng axit trong trái cây làm vết loét nặng hơn. Thêm vào đó là axit có thể làm mòn răng gây ê buốt răng và có thể khiến răng bị sâu.
– Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng là tác nhân hàng đầu gây nóng trong, nhiệt trong người, cùng các biểu hiện bỏng miệng, môi khô nứt, nóng rát gây nhiệt miệng nên cần hạn chế. Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều đồ cay nóng có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, vấn đề về loét dạ dày, nóng trong người, nổi mụn..
– Đồ ăn mặn: Đồ ăn mặn cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tới các vết loét miệng, chúng xâm nhập vào vết thương hở sau đó làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn như vết loét bị sâu hơn, vết thương lan rộng hơn.
– Cà phê: Cà phê là đồ uống giúp chúng ta tỉnh táo nhưng trong cafe có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong khoang miệng, từ đó dễ gây nhiệt miệng.
.
– Các loại nước ngọt: Nước ngọt có ga chứa lượng đường lớn và axit photphoric do đó chúng ko chỉ không tốt cho sức khỏe mà có thể gây hại cho miệng của bạn như gây thêm viêm nhiễm, lở loét cho vết thương trong miệng và làm mòn răng, gây tổn hại men răng.
Người bị nhiệt miệng nên kiêng ăn đồ cay, nóng
Ngoài chế độ ăn, hãy đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày), vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng thường xuyên để vết loét nhanh lành bạn nhé!