Nhiệt miệng là chứng bệnh rất hay gặp nhưng phổ biến nhất là vào mùa hè nắng nóng. Các vết loét do nhiệt miệng thường rất đau rát khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất? Cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây về nhiệt miệng nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng gây ra các vết rộp nhỏ, sau đó lớn dần và vỡ ra tạo thành các vết loét. Những vết tổn thương này dễ bị kích ứng và rất đau đớn khi tiếp xúc với đồ ăn mặn, cay hoặc chua, thậm chí đồ ăn hay đồ uống nóng cũng kích thích các vị trí bị nhiệt miệng. Xét về nguyên nhân gây nhiệt miệng thì có thể do các yếu tố sau.
Nhiệt miệng là chứng bệnh rất phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người bệnh
- Vô tình cắn phải lưỡi, má trong, môi hoặc các tác động khác gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, dùng nhiều nước uống có ga…
- Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và mắc chứng nhiệt miệng.
- Cơ thể thiếu hụt Vitamin C và Sắt có nguy cơ cao bị nhiệt miệng.
- Nhiệt miệng là bệnh lý đi kèm của một số bệnh về răng miệng như: viêm nướu/ lợi, sâu răng, viêm tuỷ…
Đâu là nguyên nhân nhiệt miệng liên tục?
Thường thì nhiệt miệng sẽ giảm dần các triệu chứng và tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không giải quyết triệt để nguyên nhân gây nên bệnh lý thì nhiệt miệng sẽ bị tái phát nhiều lần.
Bị nhiệt miệng liên tục có nguy hiểm không?
Mặc dù nhiệt miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại làm người bệnh rất khó chịu, trải qua cảm giác đau đớn liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hầu hết người bị nhiệt miệng đều ngại ăn uống, lâu ngày sẽ sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể không đủ sức chống chọi với các loại bệnh khác.
Từ đây có thể thấy được rằng, khi bị nhiệt miệng thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục giúp vết loét nhanh lành và tránh tái phát nhiều lần.
Bệnh nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày
2. Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất mà bạn nên biết
Như đã nói ở trên, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian, tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong lúc đó, bạn có thể làm giảm sự khó chịu của các vết loét cũng như giúp vết thương nhanh lành lại và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Sau đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống khi bị nhiệt miệng
Các món ăn mà bạn dùng sẽ tác động trực tiếp tới vết loét do nhiệt miệng. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể cũng quyết định tới khả năng hồi phục của vết thương. Do đó, có nhiều món ăn cũng như nhóm thực phẩm mà chúng ta cần phải kiêng hoặc ưu tiên bổ sung để trị nhiệt miệng.
Nên ăn nhiều rau xanh khi bị nhiệt miệng
- Không ăn đồ ăn cay nóng, các món nhiều dầu mỡ, hạn chế dùng nước uống có ga.
- Không uống rượu, bia hoặc các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Nên uống nhiều nước chanh, nước cam, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi vào thực đơn.
- Lựa chọn các nhóm thực phẩm giàu Sắt, Vitamin C, Vitamin B.
Giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ
Đây là điều rất quan trọng vì miệng bị nhiệt cũng đồng nghĩa với việc khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn và virus có hại. Loại bỏ chúng sẽ giúp vết loét nhanh lành hơn.
Giữ vệ sinh răng miệng để giúp các vết loét sạch sẽ và nhanh lành hơn
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, nhẹ nhàng và cẩn thận với các vị trí bị nhiệt, tránh làm tổn thương nặng hơn.
- Sử dụng nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, virus có hại, giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Hầu hết các loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay đều chứa hoá chất và có độ tẩy rửa cao để loại bỏ vi khuẩn. Tác dụng phụ đi kèm là gây đau, rát và kích ứng các vết thương, dù là vết xước nhỏ cũng bị bỏng khi tiếp xúc với nước xúc miệng.
Bạn có thể tham khảo Nước súc miệng An Thảo, sản phẩm có ưu điểm là thành phần hoàn toàn từ các loại dược liệu nên đảm bảo thân thiện và an toàn với sức khỏe.
Không chứa cồn hay Paraben nên có thể dùng được cho cả trẻ em, bà bầu và mẹ sau sinh, Nước súc miệng dược liệu An Thảo khắc phục được các nhược điểm của những sản phẩm thông thường khác.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng
Thành phần gồm Lá Lấu, vỏ cau và các loại tinh dầu như: Bạc hà, Đinh hương, Đại bi nên Nước súc miệng An Thảo giúp làm sạch và khô vết loét, săn se nướu/ lợi, tạo màng bọc bảo vệ và giúp vết thương nhanh lành.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng, nhờ cơ chế tạo tủa với protein trong khoang miệng nên nước súc miệng An Thảo còn giúp kéo mảng bám ra khỏi bề mặt răng cũng như các khe răng nhỏ hẹp mà bàn chải không tiếp cận được.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm như biện pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng Nước súc miệng dược liệu An Thảo như một bước trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày, ngừa các bệnh về răng miệng.
Nhiệt miệng rất dễ bị tái phát nhiều lần nếu như người bệnh chăm sóc không đúng cách, bệnh chưa khỏi hẳn hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý. Trong khi đó, nhiệt miệng lại mang tới cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tránh được sự quay lại của chứng bệnh này, người bệnh nên chủ động trị bệnh dứt điểm và “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học hàng ngày kết hợp với việc ăn uống khoa học, lành mạnh và nghỉ ngơi điều độ chính là cách phòng chứng nhiệt miệng hiệu quả nhất.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích về nguyên nhân nhiệt miệng và cách chữa. Nhìn chung, bệnh sẽ giảm dần và tự khỏi khi bạn biết cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp thấy triệu chứng của bệnh không giảm mà có nghiêm trọng hơn thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời.