Nhiệt miệng là chứng bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa hè. Nhiệt miệng gây ra các vết lở loét nên rất đau rát khi ăn uống, đặc biệt là thực phẩm cay nóng, đồ ăn mặn hoặc có vị chua. Làm thế nào để các vết thương này nhanh lành? Cùng tham khảo ngay những mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả sau đây.
Mục lục
1. Đâu là nguyên nhân gây nhiệt miệng?
Xét về nguyên nhân gây nên chứng nhiệt miệng thì có nhiều yếu tố khác nhau gây nên, cụ thể như:
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn dầu mỡ.
- Cơ thể bị nhiễm nấm, mất cân bằng sinh học nên bị nhiệt miệng.
- Do vô tình cắn phải lưỡi, mặt trong má hoặc niêm mạc miệng, bị thương và loét dần.
- Nhiệt miệng là bệnh lý đi kèm khi mắc một số bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm tủy răng…
- Hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao bị nhiệt miệng…
Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
2. Tổng hợp những mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà với bài thuốc dân gian
Người bị nhiệt miệng thường rất đau khi ăn uống do đồ ăn tiếp xúc với các vết loét. Thường thì các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ giảm dần và tự hết sau khoảng 1 – 2 tuần tuỳ thuộc vào hệ miễn dịch của từng người. Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì người bệnh sẽ phải chịu đựng cảm giác đau đớn và bất tiện khi ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Từ xa xưa, có rất nhiều mẹo chữa nhiệt miệng từ các bài thuốc dân gian hiệu quả và được sử dụng rộng rãi, có thể kể đến một số ví dụ sau đây:
Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng rau ngót
Trong Đông y, rau ngót là một vị thuốc có tính hàn, với khả năng thanh nhiệt và giải độc tốt. Với chứng nhiệt miệng, nó giúp làm dịu cơn đau, giúp vết thương nhanh lành. Dân gian thường dùng rau ngót như một mẹo chữa nhiệt miệng cấp tốc theo cách sau đây:
- Lá rau ngót rửa sạch, vắt lấy nước cốt.
- Dùng nước rau ngót chấm lên vết loét do nhiệt miệng và để yên khoảng 5 – 10 phút.
- Súc miệng lại với nước sạch.
Để hiệu quả hơn thì có thể thêm 1 – 2 giọt mật ong vào nước cốt rau ngót rồi chấm lên vị trí bị nhiệt miệng.
Lưu ý: với trẻ sơ sinh thì không nên thêm mật ong vì trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ bị ngộ độc mật ong.
Dân gian có mẹo chữa nhiệt miệng bằng rau ngót rất hiệu quả
Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi từ mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả, ngoài ra nó còn giúp làm lành vết thương nhanh hơn. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì mật ong có tác dụng giảm sưng và đau, chống nhiễm trùng do nhiệt miệng rất tốt.
Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết loét và các vị trí bi nhiệt miệng 3 – 4 lần/ ngày. Sau khoảng 1 – 2 ngày, các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
(Cách này cũng không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc mật ong).
Cải thiện chứng nhiệt miệng với cây Diếp cá
Cây Diếp cá không chỉ là một loại thực phẩm mà còn được biết đến như một vị thuốc Đông y, nó có tính hàn, khả năng thanh nhiệt và giải độc tốt. Là vị thuốc được sử dụng phổ biến để trị các bệnh nóng trong, mụn nhọt, viêm loét. Người xưa thường dùng Diếp cá như một mẹo trị nhiệt miệng bằng cách sau đây:
- Ngọn Diếp cá rửa sạch (khoảng 100g), xay lấy nước.
- Lọc bỏ bã, phần nước dùng để uống hàng ngày.
Sau khoảng 2 – 3 lần thực hiện, bạn sẽ thấy các triệu chứng của nhiệt miệng được cải thiện rõ rệt.
Cây Diếp cá cũng là một vị thuốc Đông y dùng để chữa nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng nhanh và an toàn với Nước súc miệng dược liệu An Thảo
Khi bị nhiệt miệng thì khâu làm vệ sinh khoang miệng là rất quan trọng, việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, virus có hại, giúp vết thương nhanh lành. Ngoài việc đánh răng thì các bác sĩ còn khuyến khích người bệnh sử dụng nước súc miệng để mang lại hiệu quả làm sạch tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay hầu hết các sản phẩm nước súc miệng đều có thành phần hoá học, độ tẩy rửa mạnh, không chỉ kích ứng và làm đau các vết loét mà còn khiến niêm mạc miệng bị khô, dễ tổn thương hơn, vết loét lâu lành.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo là một trong những sản phẩm hiếm hoi với thành phần hoàn toàn từ thảo dược (lá Lấu, Vỏ cau, tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Đinh hương…) với tác dụng cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng, sâu răng, chảy máu chân răng, hôi miệng…
Nước súc miệng An Thảo có tác dụng diệt khuẩn mà không làm khô miệng, ngược lại còn tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc, làm vết loét khô lại và nhanh lành.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo trị nhiệt miệng và nhiều bệnh nha chu
Bạn có thể sử dụng sản phẩm như một biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng cũng như các bệnh về răng miệng khác.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, không chứa cồn hay Paraben, rất an toàn nên có thể dùng được cho cả bà bầu và mẹ sau sinh.
So với việc chỉ dùng các bài thuốc dân gian thì nước súc miệng An Thảo là lựa chọn mang lại hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo an toàn.
3. Làm gì để phòng ngừa chứng nhiệt miệng?
“Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh nhiệt miệng bằng những cách sau đây.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đảm bảo đánh răng đúng cách và ít nhất 2 lần/ngày (sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ).
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ưu tiên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B12, kẽm…
- Tránh ăn đồ ăn cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Khi ăn nên nhai kỹ và ăn chậm, tránh cắn phải niêm mạc miệng gây ra vết thương hở.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày hoặc tùy theo nhu cầu của cơ thể mỗi người.
Trên đây chính là những mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng cũng như có cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý khi gặp phải chứng nhiệt miệng.