Nên dùng loại thuốc trị loét miệng nào hiệu quả nhanh và an toàn, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu muốn biết câu trả lời.
Loét miệng do rất nhiều nguyên nhân. Nếu là loét miệng thông thường bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu loét miệng do bệnh lý phức tạp, bạn cần được thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Mục lục
Loét miệng có thể tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm
Loét miệng không hề đơn giản, nó có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm do virus gây ra như:
- Epstein – Barr virus: Đây là 1 trong 8 loại virus Herpes gây bệnh phổ biến ở người với triệu chứng điển hình là xuất hiện những đám mụn rộp ở môi, sau đó vỡ ra thành vết loét chảy dịch ra bên ngoài. Vùng da có mụn rộp sẽ sưng đau, phát sốt và nổi hạch.
- Virus Coxsackie virus A16 và Entero virus 71: Đây là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ. Giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có triệu chứng loét đỏ với đường kính từ 2-3mm ở vị trí niêm mạc miệng và lưỡi gây đau rát.
- Varicella zoster virus: virus nguy hiểm gây bệnh thủy đậu. Bệnh nhân sẽ bị sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, xuất hiện những mụn đỏ khắp người, kể cả trong niêm mạc miệng. Những mụn đỏ này sẽ chuyển thành mụn nước rồi vỡ ra để lại vết loét vô cùng khó chịu cho người mắc.
Đặc biệt, loét miệng còn có thể tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư vòm họng. Hãy hết sức lưu ý nếu bạn đang có những vết loét miệng 2-3 tuần không khỏi, loét chảy dịch và có mùi hôi vì đây là một trong những dấu hiệu của ung thư vòm họng. Bạn cần tìm đến các chuyên gia y tế để được thăm khám.
Nhận biết những vết loét miệng thông thường
Loét miệng thông thường còn được gọi là nhiệt miệng. Chúng là những vết loét nhỏ với đường kính từ 3-4mm, màu trắng viền đỏ, xung quanh hơi tấy lên. Chúng có thể tự biến mất sau 3-7 ngày mà không cần điều trị. Khoa học chỉ ra một số nguyên nhân gây ra vết loét thông thường bao gồm:
- Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây nhiệt miệng. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng và chỉ chờ thời cơ thích hợp để tấn công niêm mạc miệng, lưỡi, lợi để tạo ra những vết loét.
- Thiếu hụt vitamin: Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên vì thiếu vitamin cũng khiến cho bạn bị loét miệng. Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, khi thiếu hụt vitamin C, B3, B12, cơ thể sẽ biểu hiện các tín hiệu để bạn nhận ra, một trong số đó là loét miệng.
- Chức năng gan suy giảm: Gan làm nhiệm vụ đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm, những độc tố như kim loại nặng sẽ tích tụ lại ở niêm mạc miệng gây ra vết loét khó chịu.
Thuốc trị loét miệng do bệnh lý nguy hiểm
Đối với những trường hợp loét miệng do các bệnh đã nói ở trên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị khác nhau cho phù hợp. Tốt nhất là bạn nên đi khám để được chẩn đoán sớm nhất. .
Thuốc trị loét miệng thông thường theo Đông y
Đông y cho rằng, loét miệng là do nhiệt, muốn khỏi thì phải thanh nhiệt giải độc. Vì vậy, những bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt cơ thể sẽ trị loét miệng rất tốt.
Bài thuốc trị loét miệng từ mướp đắng
Mướp đắng hay còn có tên gọi khác là khổ qua. Đây là loại quả quen thuộc hay được các bà nội trợ sử dụng để chế biến thành những món ăn hấp dẫn như trứng xào mướp đắng, mướp đắng nhồi thịt,…Ít ai biết rằng, mướp đắng còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt.
Để trị loét miệng với mướp đắng, bạn hãy lấy một vài quả rửa sạch, bổ đôi, nấu với nước rồi đem uống. Nước mướp đắng sẽ giúp bạn loại bỏ nhanh chóng những vết loét miệng khó chịu.
Bài thuốc trị loét miệng từ kim ngân hoa
Theo Đông y, kim ngân hoa có vị ngọt, tính mát, được dùng nhiều trong các bài thuốc thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, trong kim ngân hoa còn chứa nhiều hợp chất flavonoid, chất sáp, luteolin,…có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên trị loét miệng rất hiệu quả.
Bài thuốc trị loét miệng với kim ngân hoa cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 100g kim ngân hoa sắc với nước uống hàng ngày, vết loét miệng sẽ dần săn se.
Thuốc trị loét miệng thông thường theo Tây y
Thuốc kháng sinh trị loét miệng
Biseptol là loại thuốc kháng sinh hay được các bác sĩ kê cho bệnh nhân nhiệt miệng có kèm theo bội nhiễm. Kháng sinh này chứa hoạt chất chính là trimethoprim và sulfamethoxazole giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không dùng bừa bãi để tránh hiện tượng kháng kháng sinh và gặp phải tác dụng phụ.
Thuốc trị loét miệng corticosteroid
Corticosteroid được dùng trong các trường hợp loét miệng kéo dài, loét nặng không khỏi. Mặc dù hiệu quả nhanh nhưng loại thuốc này đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, loét dạ dày,..nên rất hạn chế và phải thực sự cẩn trọng khi sử dụng.
Vitamin
Bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B, kẽm, sắt để giúp bạn tăng cường miễn dịch, săn se vết loét
Đánh bay loét miệng bằng nước súc miệng dược liệu An Thảo
Một cách nhanh chóng giúp bạn đánh bay các vết loét miệng cứng đầu đó là sử dụng nước súc miệng dược liệu An Thảo. Khác với những loại nước súc miệng thông thường, An Thảo chứa các thành phần dược liệu có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Đặc biệt, hợp chất tanin trong An Thảo giúp tạo kết tủa với protein để hình thành màng bảo vệ vết loét, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Chỉ cần súc miệng đều đặn 2-3 lần với An Thảo mỗi ngày trước khi đánh răng, những vết loét miệng của bạn sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Ngoài ra, An Thảo không chứa cồn và paraben độc hại, mẹ bầu, mẹ đang cho con bú đều có thể yên tâm sử dụng
Nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp làm săn se vết loét nhanh chóng, an toàn.
Thuốc trị loét miệng rất đa dạng và không phải loại nào cũng có thể tự ý dùng tại nhà. Bạn nên căn cứ vào tình trạng của mình để chọn phương pháp phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi ở bên dưới để được chuyên gia giải đáp.