Nguồn gốc của Lá lấu
Tên thường gọi: Lấu, Bời lời, Bồ chát, bầu giác, lá tản, cây men sứa…
Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir.
Cây lấu thuộc họ cà phê, thân gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng 1 mét – 9 mét. Lá lấu mọc đối xứng. Chiều dài lá lấu tầm 8-20cm, rộng từ 2-7cm. Lá có màu nâu lục hoặc màu lục. Hoa lấu nhỏ, có hình chuông phía trong, màu trắng và thường nở vào tháng 5 đến tháng 7 trong năm. Quả lấu hình bầu dục kèm đài hoa, dài khoảng 5-7mm, màu đỏ.
Cây lá lấu thường được phân bố tại các nước như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, cây lấu thường mọc ở các nơi rừng thưa như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn…
Vì sao Lá lấu giúp thanh nhiệt, chống viêm hiệu quả
Thành phần hóa học: Rễ và lá lấu chứa tanin 14,9%, giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng, mô lợi sưng đỏ, giảm đau nhức, mau lành vết thương. Ngoài ra còn chứa các dẫn xuất anthraquinon như: psycho rubin và helenalin.
Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết lá lấu có tác dụng kháng một số vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis, Bacillus anthracis, Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae
Công dụng:
– Lá lấu có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, tán ứ, chống viêm, trị sưng đau, cầu máu, chữa chảy máu chân răng, đau răng, sâu răng.
Bài thuốc dân gian từ Lá lấu cho răng miệng
– Chữa sâu răng từ lá lấu: lá lấu rửa sạch, ngâm với muối và để ráo nước. Đun lá lấu với 500ml nước đến khi nước cô đặc lại. Để nguội và súc miệng hàng ngày.
– Chữa sâu răng từ vỏ lấu: 50g vỏ lấu khô đun sôi với nước đến khi đặc lại. Để nguôi và súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng cả vỏ lấu và lá lấu chữa sâu răng cũng rất hiệu quả.
Chữa vết thương chảy máu: Rễ lấu đỏ, rễ sâm đại hành, vỏ cây me (liều lượng như nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây thành bột mịn, rắc vào vết thương hàng ngày.
Chữa mẩn ngứa, mụn lở, nhiệt miệng: 50g lá lấu, một nửa để tươi đun lấy nước rửa hàng ngày, nửa còn lại phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương, mụn.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ lá lấu thành dạng viên để đảm bảo hàm lượng hoạt chất, không nên tự mua và chế biến, khó đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.
An Thảo – Nước súc miệng dược liệu kết hợp lá lấu và các thảo dược quý
Nước súc miệng dược liệu An Thảo là sự phối hợp “tối ưu” từ lá lấu và các thảo dược nổi tiếng trong dân gian về chữa bệnh răng miệng:
– Lá lấu: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, chống viêm, trị sưng đau, giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng và làm lành mô lợi bị sưng đỏ, đau nhức.
– Cau: chiết xuất trong hạt cau có tác dụng sát khuẩn ở khoang miệng, làm sạch các mảng bám trên răng, giảm sưng đau nhiệt miệng, săn chắc chân răng.
– Tinh dầu Đinh hương: có tác dụng chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, giảm đau răng
– Tinh dầu Bạc hà: mùi thơm, vị cay mát, có tác dụng tiêu sưng, làm thơm miệng.
– Tinh dầu Đại bi: có tác dụng tiêu ứ, sát trùng. Hỗ trợ điều trị đau răng, viêm sưng lợi, nhiệt miệng.
– Tinh dầu Long não: có tác dụng giảm sưng đau, sát khuẩn.
Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, không cồn, không paraben, nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp:
+ Làm sạch và khử mùi khoang miệng
+ Săn se lợi, chắc răng, ngừa sâu răng, viêm lợi
+ Dùng cho các trường hợp Sưng lợi, chảy máu chân răng, đau răng, nhiệt miệng, hôi miệng
+ Dùng được cho phụ nữ có thai
Với các trường hợp gặp vấn đề về răng miệng, người bệnh nên sử dụng ngay nước súc miệng dược liệu An Thảo ngày 2 lần để điều trị triệt để và ngăn ngừa tái phát.