Hôi miệng là tình trạng trong khoang miệng có mùi hôi khó chịu, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
- Vệ sinh răng miệng sai cách
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hôi miệng. Hàng ngày, khoang miệng là nơi chứa và nghiền nhỏ lượng lớn thức ăn mỗi ngày. Do đó, các mảnh thức ăn có thể mắc tại kẽ răng, kẽ lợi. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ có cơ hội phân hủy thức ăn, gây ra mùi hôi khó chịu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác.
- Bệnh lý răng lợi
Hơi thở có mùi cũng là dấu hiệu của các bệnh răng lợi điển hình như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hay viêm quanh răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do mảng bám tồn tại lâu ngày gây ra cao răng. Cao răng tạo ra những mảng cứng là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, bám chắc vào bề mặt răng và rất khó loại bỏ. Tại đây, vi khuẩn phân hủy thức ăn, sinh ra axit hòa tan các chất bám ở răng. Sâu răng sẽ hình thành khi phản ứng axit phát triển và lặp đi lặp lại và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
– Các bệnh về xương: viêm ổ răng khô, viêm tủy xương, hoại tử xương và các bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Những nguyên nhân khác (không thuộc miệng)
Hôi miệng cũng có thể do một số nguyên nhân như:
Do thuốc
Một số thuốc có thể liên quan đến việc gây hôi miệng như: dimethyl sulphoxide, amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc tế bào, disulfiram, nitrate, phenothiazine và nitrite.
Bệnh toàn thân
Viêm xoang, viêm amidan cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Bệnh về dạ dày – ruột: hôi miệng là triệu chứng thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Thoát vị hoành cũng gây chứng trào ngược dạ dày- thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân của chứng hôi miệng.
Bệnh đái tháo đường, các bệnh của gan, thận… cũng có thể dẫn tới hôi miệng.
- Do hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài ra, những người hút thuốc thường xuyên còn dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, đổi màu men răng, hơi thở có mùi.
NƯỚC SÚC MIỆNG DƯỢC LIỆU AN THẢO – CHO HƠI THỞ THƠM THO, TỰ TIN GIAO TIẾP
Nước súc miệng dược liệu An Thảo được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, với các thành phần lành tính như: Cau, Tinh dầu Đinh hương, Bạc hà, Đại bi, Lá lấu, Long não.
– Cau: Chiết xuất trong hạt cau có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng, làm sạch các mảng bám trên răng. Do đó, cau giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như: đau răng, hôi miệng, viêm lợi… hiệu quả, giúp răng chắc khỏe.
– Tinh dầu Đinh hương: Với hàm lượng eugenol cao, đinh hương giúp giảm đau đau răng, đau miệng
– Tinh dầu Bạc hà: Nhờ đặc tính sát trùng, tinh dầu bạc hà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng như: sâu răng, hôi miệng. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà
– Tinh dầu Đại bi, tinh dầu Long não: có tác dụng chống viêm, giảm đau.
– Lá lấu: lá lấu chứa 14.9% tannin, giúp giảm tình trạng chảy máu chân răng và làm lành mô lợi bị sưng đỏ, đau nhức.
Cam kết không cồn, không paraben, nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp:
– Làm sạch và khử mùi khoang miệng
– Săn se lợi, chắc răng, ngừa sâu răng, viêm lợi
– Dùng cho các trường hợp sưng lợi, chảy máu chân răng, đau răng, nhiệt miệng, hôi miệng
3 Ưu điểm nổi bật của nước súc miệng An Thảo:
– Là nước súc miệng dược liệu có tính năng trị liệu rõ rệt: cảm giác săn se lợi, vết loét, giảm đau răng ngay sau khi súc
– Khả năng làm sạch vượt trội: nhìn rõ các tủa bẩn được lấy ra khỏi khoang miệng sau khi nhổ nước súc miệng
– Không cồn, không paraben, dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú
Hôi miệng có thể đến bất cứ lúc nào, vì thế bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, không quên súc miệng với nước súc miệng dược liệu An Thảo để duy trì hơi thở thơm mát, ngăn ngừa hôi miệng nói riêng và bệnh răng miệng nói chung.