Nhiệt miệng có thể xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa hè. Các vết loét ở khoang miệng, đặc biệt là lưỡi khiến người bệnh vô cùng đau đớn khi ăn uống, nói chuyện cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người còn bị bệnh “hành hạ” tới mức không thể ăn uống gì, sụt cân và ảnh hưởng tới sức đề kháng. Những cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tham khảo ngay 4 cách chữa nhiệt miệng dưới đây nhé!
Mục lục
Các triệu chứng nhận biết của nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường bắt đầu với những vết rộp màu đỏ có kích thước rất nhỏ, sau đó to dần và vỡ ra thành các vết loét. Bệnh nhân bị nhiệt miệng sẽ cần khoảng 2 tuần để các vết nhiệt miệng tự lành và khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần.
Các vết rộp và loét là biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Những vết loét này sẽ bị kích ứng, tạo cảm giác đau rát, thậm chí là bỏng rộp khi tiếp xúc với đồ ăn mặn, món cay hoặc vị chua. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ăn uống, tuy nhiên nhiều người có triệu chứng nhiệt miệng quá nặng sẽ không thể ăn uống được. Vậy đâu là cách trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả nhất?
Tham khảo ngay 4 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng tại nhà bằng có nguyên liệu có sẵn. Thực tế cho thấy, có nhiều người cảm nhận được sự hiệu quả khi áp dụng những cách trị nhiệt miệng này.
1. Mật ong – cách trị nhiệt miệng hiệu quả
Mật ong có tính kháng khuẩn và làm lành vết thương rất tốt, đặc biệt là các vết loét do nhiệt miệng. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên vị trí bị nhiệt miệng, áp dụng 3 – 3 lần/ ngày để nhanh có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, nên lưu ý sử dụng loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý hay pha tạp là tốt nhất.
Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng thì không nên áp dụng cách này vì trẻ sơ sinh bị dị ứng với mật ong, có nguy cơ bị ngộ độc.
Trị nhiệt miệng thật đơn giản và hiệu quả với mật ong
2. Cách trị nhiệt miệng hiệu quả với bã chè khô
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bã chè khô có chứa chất Tanin với khả năng giảm sưng tấy và chống viêm nhiễm hiệu quả. Sau khi hãm trà xong, giữ lại bã chè và đắp trực tiếp lên vết loét, để trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, súc miệng lại với nước ấm để vết thương nhanh lành.
Nên áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng.
Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày với bã chè khô
3. Trị nhiệt miệng nhanh chóng với dầu dừa
Dầu dừa cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng được áp dụng rộng rãi. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Acid Lauric trong dầu dừa có khả năng kháng viêm giúp vết loét miệng giảm đau và sưng tấy.
Các dưỡng chất trong dầu dừa còn giúp tạo màng bảo vệ và giúp vết thương nhanh lành lại. Bạn có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vết nhiệt miệng và để yên trong khoảng 3 – 4 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm sự khó chịu của nhiệt miệng.
Dầu dừa là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất
4. Cải thiện triệu chứng nhiệt miệng hiệu quả với Nước súc miệng dược liệu An Thảo
Nước súc miệng An Thảo là sản phẩm với thành phần từ các loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe răng miệng. Đặc biệt phải kể đến khả năng trị nhiệt miệng, giảm sưng đau, bảo vệ vết thương và giúp vết loét nhanh lành lại.
Trong khi các sản phẩm nước súc miệng trên thị trường hiện nay có thành phần chứa chất hoá học, gây bỏng rát khi súc miệng thì Nước súc miệng dược liệu An Thảo lại rất lành tính.
Sản phẩm không chứa cồn hay Paraben nên rất an toàn, có thể dùng được cho cả trẻ em, bà bầu và mẹ sau sinh.
Ngoài việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, Nước súc miệng An Thảo còn có tác dụng cải thiện các bệnh lý về răng như: chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng, viêm nướu…
Nước súc miệng dược liệu An Thảo hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng nhiệt miệng
Sản phẩm có thể dùng hàng ngày như một bước vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng mà không hề có bất cứ một tác dụng phụ nào.
Nhiều người bị nhiệt miệng và quá khó chịu bởi các vết loét thường quá chú trọng cho việc tìm kiếm cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày mà lại quên mất rằng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh. Vậy bị nhiệt miệng thì nên ăn uống thế nào?
Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng những món gì?
Khi bị nhiệt miệng thì người bệnh nên tránh hoàn toàn các nhóm thực phẩm cay nóng, đồ ăn mặn, món ăn quá nhiều dầu mỡ hay gia vị.
Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng không nên sử dụng đồ uống có cồn, nước có ga, caffe hay các chất kích thích.
Để giúp vết nhiệt miệng nhanh lành lại thì bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, Vitamin B, Sắt… để giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.
Trên đây chính là những thông tin về cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày cũng như chế độ ăn uống hợp lý để nhanh khỏi bệnh. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để khắc phục các triệu chứng của bệnh.