Nhiệt miệng là chứng bệnh lành tính có thể gặp mọi mùa trong năm, tuy nhiên phổ biến nhất là vào mùa hè. Bệnh nhiệt miệng ở lưỡi có thể tự khỏi nhưng trong quá trình diễn biến sẽ có các vết loét đau rát gây khó chịu trong ăn uống và nói chuyện. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây nên và đâu là cách trị nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản nhưng hiệu quả nhất? Cùng tham khảo ngay 6 gợi ý sau đây nhé!
Mục lục
Tìm hiểu những nguyên nhân nhiệt miệng lưỡi
Người bệnh bị nhiệt ở lưỡi sẽ thấy xuất hiện những vết loét nhỏ và nông với hình dạng oval, xung quanh có đường viền. Chúng thường gây đau rát, chảy máu, thậm chí là mưng mủ.
Sau khoảng 1 – 2 tuần, những vết loét này sẽ chuyển thành màu trắng, đỡ đau và dần lành lại. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mất thời gian lâu hơn do vệ sinh kém, sức đề kháng yếu…
Nhiệt miệng ở lưỡi khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống và nói chuyện
Nguyên nhân gây nhiệt miệng lưỡi có thể kể đến như:
- Vô tình cắn vào lưỡi, tạo ra vết thương và đây chính là điều kiện để các vi khuẩn, virus, nấm… tấn công và khiến lưỡi bị loét.
- Cơ thể thiếu hụt Vitamin B và Vitamin C sẽ khiến hệ miễn dịch trong miệng suy giảm khiến các tác nhân gây bệnh tấn công và gây nhiệt lưỡi.
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai thường khiến hệ miễn dịch ở khoang miệng suy giảm và dễ bị nhiệt ở miệng và lưỡi.
- Bệnh nhân dạ dày, người bị bệnh gan, tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiệt miệng.
- Hút thuốc lá không chỉ gây nhiệt miệng mà còn nhiều bệnh lý khác về răng miệng như: tụt nướu, viêm nướu, hỏng men răng…
Những cách trị nhiệt miệng ở lưỡi đơn giản và hiệu quả
1. Cách trị nhiệt miệng ở lưỡi từ muối và nha đam
Nha đam có khả năng sát khuẩn, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau, đặc biệt loại cây này còn giúp vết loét do nhiệt miệng nhanh lành hơn. Trong khi đó, muối đã quá nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn và tạo điều kiện cho vết thương nhanh lành.
Do đó, khi bạn phải chịu những cơn đau do vết lở ở lưỡi thì cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh và hiệu quả nhất chính là súc miệng bằng hỗn hợp nước ép nha đam và muối.
Nên áp dụng cách này 2 lần/ ngày, kiên trì tới ngày thứ 3 trở đi sẽ thấy vết loét được cải thiện rõ rệt.
Nước súc miệng từ muối và nha đam giúp trị nhiệt miệng hiệu quả
Lưu ý: nhựa vàng của cây nha đam chứa Aloin – chất này không tốt cho sức khoẻ, gây kích ứng da (ngứa, rát). Vì thế, nên khéo léo khi sử dụng nha đam để loại bỏ nhựa vàng.
2. Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng dầu dừa
Vốn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chữa lành vết thương, chống viêm, giảm sưng đau nên bạn có thể dùng dầu dừa để trị nhiệt ở lưỡi. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bôi trực tiếp dầu dừa lên vết loét ở lưỡi, áp dụng 3 – 5 lẫn/ngày.
Dầu dừa có tính kháng khuẩn và giúp làm lành vết thương do nhiệt miệng
3. Cách điều trị nhiệt miệng lưỡi với Cam thảo
Theo Đông y, Cam thảo có vị ngọt mát, khả năng thanh nhiệt và giải độc tốt. Đặc biệt, nó có chứa Glycyrrhizin với tính kháng viêm cực mạnh, giảm sưng đau cho vết loét rất tốt.
Cách sử dụng loại dược liệu này trị nhiệt lưỡi rất đơn giản: uống trà cam thảo hàng ngày, ngậm cam thảo khô trong miệng hoặc dùng dầu cam thảo thoa lên vết loét.
Cam thảo với khả năng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu cơn đau do nhiệt miệng
4. Đinh hương – cách trị nhiệt miệng lưỡi hiệu quả
Thành phần của cây Đinh hương chứa hợp chất Eugenol với tác dụng giảm đau răng, trị nhiệt, làm lành vết loét nhanh chóng. Cây Đinh hương là hàm lượng Eugenol nhiều hơn khoảng 20 lần so với những loại dược liệu khác. Đây cũng chính là lý do vì sao loại thảo dược này là lựa chọn hàng đầu trong việc trị bệnh liên quan tới răng miệng.
Bạn có thể dùng dầu Đinh hương thoa trực tiếp lên các vết nhiệt ở lưỡi hoặc nhai Đinh hương trong miệng để làm giảm cơn đau và khó chịu.
Thoa dầu Đinh hương lên các vết nhiệt ở lưỡi sẽ nhanh lành hơn
5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị nhiệt miệng lưỡi
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vết lở loét ở miệng lưỡi. Do đó, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho hợp lý cũng là một cách chữa nhiệt miệng lưỡi.
- Bổ sung các loại quả như: cam, bưởi, dùng nước chanh, ăn nhiều rau xanh.
- Không ăn các món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm vết loét nghiêm trọng hơn.
- Ăn sữa chua để cung cấp các lợi khuẩn giúp giảm đau và chữa lành vết thương ở lưỡi.
- Bổ sung Sắt và Vitamin B12 cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Về liều lượng chính xác thì nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, chuyên gia hoặc bác sĩ.
6. Nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp cải thiện triệu chứng nhiệt lưỡi
Khi bị nhiệt miệng, đặc biệt là các vết loét ở lưỡi thì việc làm vệ sinh và đảm bảo khoang miệng sạch sẽ là rất cần thiết để giúp loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ vết loét nhanh lành.
Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày thì bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên dùng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày để bảo vệ răng miệng.
Thay vì dùng các loại nước súc miệng với thành phần hoá học, gây đau rát, thậm chí là bỏng rộp vết loét trên lưỡi thì bạn nên ưu tiên các sản phẩm lành tính.
Nước súc miệng An Thảo là sản phẩm với thành phần hoàn toàn thiên nhiên, thân thiện và an toàn với sức khỏe. Không chứa Paraben hay cồn nên có thể dùng được cho cả những đối tượng nhạy cảm nhất như: trẻ em, bà bầu, mẹ sau sinh.
Thành phần bao gồm nhiều loại thảo dược quý và có tác dụng tốt cho việc hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh nhiệt miệng. Nước súc miệng dược liệu An Thảo có tác dụng kháng khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ các vết loét, giúp vết thương nhanh lành.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Đặc biệt, sử dụng loại nước súc miệng này còn giúp kéo mảng bám trên răng, các khe răng hẹp, ngừa chảy máu chân răng, loại bỏ mùi hôi miệng, làm chắc răng, ngừa sâu răng hiệu quả.
Với thành phần và những tác dụng kể trên, bạn có thể dùng Nước súc miệng dược liệu An Thảo như một cách trị nhiệt miệng ở lưỡi cũng như cách vệ sinh răng miệng hàng ngày.